Tổng Hợp Các Công Thức Chế Biến Món Ngon Từ Quả Vải

Vải là thức quả không thể thiếu mỗi khi hè đến. Không chỉ có vị ngọt ngon, quả vải còn mang rất nhiều chất dinh dưỡng và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng:

  • Vải thiều hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch: trong quả vải chứa một hàm lượng vitamin C dồi dào, giúp hệ miễn dịch thêm mạnh khỏe để chống lại các cơn sốt, cảm, đau đầu khi trở mùa. Vitamin C còn là một trong các yếu tố kích thích cơ thể sản sinh bạch cầu, có tác dụng chống oxy hóa.
  • Cung cấp năng lượng tức thời: Hàm lượng nước dồi dào và lượng đường trong quả vải có thể giúp bạn giải khát, bổ sung năng lượng tức thời. Nước ép vải, trà vải,… là những cách tuyệt vời để tiếp thêm chất điện giải, phục hồi năng lượng đấy.
  • Chữa lành tổn thương gan: Trong quả vải có chứa các chất bảo vệ gan, giúp gan chống lại các chất độc hại khi tiêu thụ quá nhiều bia, rượu, các chất kích thích.qua vai

Ngoài ra, quả vải cũng có thể kết hợp làm ra rất nhiều các món ăn ngon từ các món mặn cho đến các món tráng miệng, giải khát. Sau đây, mình sẽ đưa ra một số các công thức chế biến món ngon từ quả vải.

  1. Chè vải hạt sen

Chuẩn bị nguyên liệu chè vải hạt sen:

  • 500gr quả vải thiều tươi
  • 100gr hạt sen
  • 100gr đường, nước lọc
  • Dầu chuối

Cách làm chè vải hạt sen:

Bước 1:

  • Vải bóc vỏ, bỏ hạt, lấy nguyên phần thịt và rửa sạch bằng nước lọc.
  • Hạt sen bỏ tâm, rửa sạch.

Bước 2: Cho 1 lít nước lọc vào nồi, đun sôi. Sau đó, cho hạt sen vào và đun thêm khoảng 10 phút.

Bước 3: Cho 100 gram đường vào nồi, khuấy đều để đường tan hết rồi tắt bếp. Tiếp đến, vớt hạt sen ra để ráo nước, giữ lại phần nước còn lại trong nồi.

cach lam che hat sen nhan long ngot mat tai nha

Bước 4: Hạt sen sau khi đã để nguội thì cho vào từng trái vải.

Bước 5:

  • Đun tiếp phần nước luộc hạt sen còn giữ lại cho đến khi sôi.
  • Thả vải vào nồi, đun thêm 3 – 5 phút thì tắt bếp.

Bước 6:

  • Thêm một thìa dầu chuối vào nồi chè vải hạt sen cho thơm.
  • Để nguội và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
  1. Trà vải truyền thống

Chuẩn bị nguyên liệu trà vải truyền thống:

  • 1 hộp vải ngâm sẵn
  • 2 gói trà lipton dạng túi lọc
  • Đường, nước sôitra vai cam sa

Cách làm trà vải truyền thống:

Bước 1: Cho 2 gói trà lipton túi lọc vào cốc, thêm đường và đổ nước sôi vào. Ủ trà khoảng 10 – 15 phút để ngấm vị.

Bước 2: Cho thêm vải đã ngâm và nước vải vào cốc. Khuấy đều đến khi đường tan thì cho đá vào và thưởng thức.

  1. Sữa chua vải

Chuẩn bị nguyên liệu sữa chua vải:

  • 400ml sữa tươi không đường
  • 1 hộp sữa đặc
  • Vải đóng hộp sẵn
  • Sữa chuasua chua vai

Cách thực hiện sữa chua vải:

Bước 1: Hòa tan sữa tươi không đường và sữa đặc. Điều chỉnh độ ngọt tùy theo ý thích của bạn.

Bước 2: Đun sôi hỗn hợp trên bếp. Liên tục khuấy đều và cho nước vải đã ngâm sẵn vào, đun vừa sôi thì tắt bếp.

Bước 3: Cho trái vải ngâm vào sau khi hỗn hợp đã nguội.

Bước 4:

  • Cho hỗn hợp vào bát, lọ thủy tinh hay túi nilon tùy thích.
  • Đem sữa chua vải đi ủ trong nồi cơm điện hoặc thùng xốp từ 6 – 8 tiếng ở nhiệt độ 34 – 45 độ C.

Bước 5: Cho sữa chua vải đã lên men vào ngăn đá tủ lạnh từ 5 – 6 tiếng và thưởng thức.

Lưu ý: Trong quá trình ủ sữa chua vải, hạn chế di chuyển hoặc lắc mạnh khiến sữa chua không đông.

  1. Cocktail vải

Nguyên liệu:

  • 30ml vodka
  • 2 muỗng cà phê đường
  • 4 múi chanh
  • 30ml nước trái vải
  • 1 trái chanh tươi
  • Đá viên
  • 2 trái vải tươi (có thể sử dụng vải đóng hộp)
  • Dụng cụ lắc cocktail.
cocktail vai dua hau 6
Cách làm cocktail vải dưa hấu

Cách làm:
– Chanh vắt lấy nước, bỏ hột. Cho các thành phần vào với nhau, khuấy nhẹ tay cho tan hết đường, cho vào dụng cụ làm cocktail, lắc nhanh tay.
– Đổ cocktail ra ly, cho thêm đá viên và vài lát chanh. Trang trí tuỳ thích.

  1. Flan vải

Nguyên liệu:

  • Caramel:
    – 250 gr đường
    – 100 gr nước
  • Flan:
    – 3 quả trứng gà
    – 3 lòng đỏ trứng
    – 30 gr đường
    – 250 gr nước cốt dừa
    – 250 gr sữa tươi
    – 1 chén vải tươi, lột vỏ, bỏ hột, cắt đôi

flan vải

Cách làm:
– Để làm caramel, cho đường vào nước, nấu đến khi đường tan chảy và vừa chuyển sang màu nâu. Không dùng đũa khuấy, chỉ xoay nồi. Rót caramel ra khuôn bánh.
– Để làm bánh flan, trộn trứng, lòng đỏ trứng với đường. Hâm ấm nước dừa và sữa, tắt bếp, cho hỗn hợp trứng, đường vào, khuấy cho hòa quyện với nhau hoàn toàn. Lược qua rây.
– Xếp vải vào khuôn caramel rồi rót hỗn hợp kể trên vào. Hấp cách thủy để vừa chín tới.

  1. Kem vải socola

Nguyên liệu:

– 680g thịt vải ( lột vỏ, tach hột)
– 300ml sữa ít béo
– 180ml heavy cream ( kem tươi )
– 5 lòng đỏ trứng
– 180g đường
– ¼ tsp muối
– 1 tsp tinh chất vani
– 100g socola chip

Dụng cụ:

– Máy xay sinh tố
– Máy làm kem
– Xoong
– Thìa gỗ

kem socola vải thiều

Cách làm:
– Xay phần thịt vải cho thật nhuyễn, mịn
– Rót sữa và heavy cream vào một chiếc xoong nhỡ rồi đun hỗn hợp với lửa vừa, khuấy nhẹ. Khi hỗn hợp xuất hiện bóng khí quanh mép xoong thì tắt bếp, các bạn lúc này hỗn hợp mới chỉ nóng già, các bạn đừng để hỗn hợp bị sôi nhé!
– Dùng máy đánh trứng, đánh lòng đỏ trứng với đường đến khi trứng trở nên đặc và có màu vàng nhạt. Khi bạn nhúng một chiếc thìa vào rồi nhấc lên một lúc sau trứng mới chảy xuống là được rồi đó!
– Thêm muối, vani vào trứng, để máy chạy ở chế độ thấp, từ từ đổ khoảng một nửa hỗn hợp heavy cream đã để nguội lúc trước vào và và trộn đến khi hỗn hợp hoàn toàn đồng nhất. Đổ hỗn hợp này vào phần heavy cream còn lại và đun với lửa trung bình nhỏ. Vừa đun vừa khuấy hỗn hợp liên tục với một chiếc thìa gỗ, đun đến khi hỗn hợp trở nên mịn và đặc ( khoảng 6 phút)
– Tắt bếp, để hỗn hợp nguôi khoảng 15 phút thì trộn phần vải xay vào.

–  Để hỗn hợp nguội khoảng 2 tiếng, thỉnh thoảng lại trộn đều hỗn hợp
–  Đổ hỗn hợp vào một hộp có nắp đập chặt và bỏ vào ngăn mát tủ lạnh ít nhất 4 giờ ( tốt nhất các bạn nên để qua đêm nhé)
– Đổ hỗn hợp vào máy làm kem rồi bật máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
– Trộn kem với socola chip và thưởng thức thôi nào!

  1. Chè vải đậu xanh

Nguyên liệu:

+ 50g đậu xanh
+ 500g vải
+ Đường

chè vải đậu xanh

Cách làm:
– Vải rửa sạch, bỏ vỏ, bỏ hột, ngâm trong nước khoảng 2 tiếng.
– Đậu xanh ngâm trong nước khoảng 6 tiếng.
– Vải thái nhỏ, đem luộc. Vặn lửa nhỏ, luộc trong vòng 1 tiếng.
– Sau 1 tiếng, đổ đậu xanh vào đun cùng.
– Khi đậu xanh nở hết và chín nhuyễn, cho đường vào, khuấy đều, đun thêm 5 phút nữa.
– Khi ăn múc ra bát, cho thêm vài quả vải đã bóc vỏ vào. Sẽ ngon hơn khi ăn lạnh.

  1. Trà vải mận

Nguyên liệu

  • Vải tươi:1kg
  • Đường phèn hữu cơ:100g – 150g (Tùy vào khẩu vị. Nước đường ngọt vải sẽ trữ được lâu)
  • Lá dứa:3 – 4 cọng (tùy chọn)
  • Muối, đá lạnh, lọ thủy tinh, thau lớn
  • Trà gói (các bạn có thể dùng bất kì loại trà túi nào)

Thực hiện

  • Bước 1:Rửa sạch vải, bỏ cuống, lá và không bóc vỏ. Nấu sẵn 1 nồi nước sôi khoảng 1,5l nước và cho vào nồi nước 1 muỗng cà phê muối.
  • Bước 2:Nấu 1 nồi nước sôi 300ml nước, cho lá dứa và đường phèn vào nấu cho tan rồi để nguội.
  • Bước 3:Chuẩn bị thau nước và thả đá vào. Chuẩn bị một thau nước lạnh lớn.
  • Bước 4:Cho vải vào nỗi nước sôi và quấy đều tay, nấu vải khoảng 5 phút. Vớt vải ra cho vào thau nước lạnh và thả thêm khoảng 10 viên đá cỡ vừa vào rồi đợi đá tan hết.
  • Bước 5:Sau khi đá đã tan, lấy vải ra lột vỏ, bỏ hạt vải. Mẹo nhỏ: Dùng ống hút có đường kính lớn để loại bỏ hạt dễ dàng hơn.
  • Bước 6:Vải sau khi đã lột xong cho vào lọ thủy. Đổ nồi nước đường đã nguội vào lọ thủy tinh, đậy nắp và bảo quản trong tủ lạnh.

trà vải mận

Lưu ý: Nên khử trùng lọ thủy tinh bằng nước sôi và để khô ráo trước khi cho vải vào. Khi lấy vải nên dùng muỗng sạch, khô đã được khử trùng bằng nước sôi. Đóng chặt nắp sau khi lấy vải. Ngoài ra, hãy chia vải ra thành nhiều lọ để dùng lâu hơn. Vải ngâm có thể để được 1 tháng nếu được bảo quản tốt.

Sau khi có được vải ngâm đường để đủ tuần, các bạn bỏ ra pha trà túi lọc, gắp một vài quả vải ngâm rồi cho thêm một chút nước cốt vải ngâm đường vào trà, cho thêm đá và thưởng thức để đánh tan cái nóng mùa hè nhé.

Sẽ ngon hơn nếu các bạn cho thêm một chút mận ngâm nữa nhé.

  1. Sorbet vải

Đây là món tráng miệng dễ làm và khá phổ biến tại các nước phương Tây vào những ngày hè nóng nực.

Nguyên liệu gồm: 500g quả vải tươi, 100g đường, 1/2 cốc nước, 1/2 quả chanh ép lấy nước.

Cách làm Sorbet vải:

  1. Cho vải vào chảo với nước và đường, đun sôi. Trộn đều, đảm bảo đường đã tan hết. Sau đó để nguội.
  2. Khi nước trộn nguội, bỏ bã vải và giữ siro sang một bên.
  3. Trộn cùi vải với siro đường rồi hòa vào nước cốt chanh. Cho chúng vào máy xay thực phẩm và xay cho đến khi mọi thứ được cắt nhỏ và đồng đều. Sau đó, nếu bạn thích, hãy ép tất cả mọi thứ qua rây để thêm mịn.
  4. Đun hỗn hợp cho đến khi rắn.
  5. Sau khi rắn, đập nhuyễn hỗn hợp sorbet và khuấy lại trong 5-10 phút. Để đông qua đêm và sau đó hãy thưởng thức mùi vị tuyệt vời của chúng.
  6. Sinh tố vải

sobert vải

Nguyên liệu

  • Vải: 6 – 7 trái
  • Sữa tươi: 150ml
  • Sữa đặc (tùy thích)
  • Nước cốt chanh
  • Đá viên

1.2 Cách làm sinh tố vải

  • Bóc vỏ và lọc bỏ hạt vải. Sau đó trộn đều vải với sữa tươi và nước cốt chanh, nếu thích uống ngọt bạn có thể 1-2 thìa cà phê sữa đặc.
  • Đem xay nhuyễn hỗn hợp vải, sữa, nước cốt chanh cùng một chút đá viên là có ly sinh tố vải “ngon hết sảy” để thưởng thức.

11. Gà nấu vải

Để bữa cơm gia đình thêm phần hấp dẫn, lạ miệng, bạn có thể trổ tài vào bếp với món gà nấu vải cực đơn giản như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 10 quả vải thiều tươi
  • 1kg thịt đùi hoặc ức gà
  • 1 củ cà rốt
  • Tỏi, hành khô, rau ngò
  • Gia vị
  • 1 – 2 cái bánh mì để ăn kèm.

gà náu vải

Cách làm gà nấu vải:

Bước 1:

  • Gà làm sạch và ngâm với nước muối giấm pha loãng 3 – 5 phút để khử mùi hôi.
  • Chặt gà thành miếng vừa ăn và ướp với ½ thìa muối, ½ thìa hạt nêm, 1 thìa tỏi băm nhỏ, 1 thìa hành tím băm nhỏ.
  • Trộn đều tất cả nguyên liệu với nhau và ướp trong 30 phút

Bước 2:

  • Vải thiều bóc vỏ, bỏ hạt và lấy nguyên phần thịt.
  • Cà rốt cạo vỏ, rửa sạch, cắt khúc vừa ăn.
  • Rau ngò đem rửa sạch, cắt thành khúc 1 – 2 cm.

Bước 3:

  • Bắc nồi lên bếp, đợi dầu ăn nóng thì cho thịt gà đã ướp vào xào.
  • Đảo liên tục thịt gà khoảng 10 – 15 phút cho đến khi thịt săn lại thì thêm nước vào.

Bước 14 Hầm gà trên bếp khoảng 15 – 20 phút cho đến khi thịt gà đã chín mềm. Tiếp tục, cho cà rốt vào hầm thêm 5 – 10 phút thì nêm nếm gia vị.

Bước 5: Cho vải vào đun thêm 5 phút rồi tắt bếp.

Bước 6: Cho món gà nấu vải vào tô và trang trí thêm ngò gai để món ăn thêm hấp dẫn.

Lưu ý: Nên chọn mua thịt gà có da màu vàng óng, không bị thâm tím hay xuất hiện những đốm đen. Bạn có thể dùng tay ấn vào thịt gà để kiểm tra xem gà có ngon không. Nếu thịt gà chắc tức là gà ngon. Ngược lại, thịt gà bị nhão, trơn thì không nên mua để tránh ảnh hưởng sức khỏe.

  1. Bánh rán mặn nhân vải

Nguyên liệu:

+ Vải
+ Thịt lợn
+ Trứng gà
+ Vụn bánh mỳ
+ Hành lá, gừng, muối, hạt nêm, xì dầu
+ Bột nếp

bánh rán mặn nhân vải

Cách làm:

– Thịt lợn rửa sạch, băm nhỏ, ướp với muối, xì dầu, hạt nêm, hành, gừng.
– Vải rửa sạch, lột vỏ bỏ hạt, viên thịt nhồi vào giữa vải.
– Lăn vải vào bát bột nếp.
– Nhúng bánh vào bát trứng gà đã đánh nhuyễn.
– Tiếp lăn bánh vào vụn bánh mỳ.
– Đặt chảo lên bếp, đun sôi dầu, thả bánh vào chiên vàng đều hai mặt là được.

 

  1. Canh mướp đắng vải thiều

Nguyên liệu:

– 10 quả vải thiều tươi
– 1 quả mướp đắng
– 2 cánh gà
– Ngoài ra còn các gia vị khác như gừng, bột canh, bột ngọt, hạt tiêu, rượu gạo, nước tương…
– Nếu không dùng cánh gà, bạn có thể thay đổi khẩu vị bằng tôm khô, sườn non, thịt thăn, mọc…

canh mướp đắng vải thiều

Cách làm:

– Cánh gà chặt thành miếng nhỏ ướp với gia vị, hạt tiêu, rượu và một thìa nước tương.
– Mướp đắng rửa sạch, bổ đôi theo chiều dọc. Lọc bỏ ruột và hạt rồi cắt thành từng miếng kích thước 5 x 5 cm. Vải thiều bóc vỏ lấy cùi, bỏ hạt.
– Gà sau khi ướp gia vị chừng 20 phút, thêm khoảng 600 ml nước, cho lên bếp hầm với lửa nhỏ, mở vung. Thỉnh thoảng vớt bỏ bọt sủi trẳng nổi lên trên.
– Dùng khoảng 1 lạng gừng đập dập cho vào nồi hầm. Khi thấy gà đã mềm, lần lượt cho mướp đắng, vải thiều và hầm thêm chừng 2 – 3 phút nữa. Sau đó nêm gia vị cho vừa miệng. 

  1. Vải xào tôm rau củ

Nguyên liệu:

+ 200g vải
+ 200g tôm
+ Măng tây
+ Ớt chuông
+ Lòng trắng trứng
+ Bột ngô (có thể dùng bột sắn dây, bột năng)
+ Hành lá
+ Dầu, muối ăn

tôm xào vải

Cách làm:
– Vải rửa sạch, bóc vỏ, bỏ hạt, ngâm vào nước muối.
– Tôm rửa sạch, lột vỏ, bỏ gân ở giữa. Ướp tôm với ít muối, hạt tiêu, bột ngô và lòng trắng trứng. Ướp như vậy trong 10 phút.
– Đặt chảo lên bếp, đổ nước vào, thêm một ít muối và dầu ăn, thả măng tây vào đun sôi lên rồi vớt ra để nguội.
– Đổ tôm vào chảo luộc trong 1-2 phút.
– Chuẩn bị ớt chuông, măng tây thái khúc ngắn.
– Thêm dầu vào chảo, lần lượt đổ tôm và ớt chuông măng tây vào xào chín, cuối cùng đổ vải vào.
– Pha một chút nước với bột ngô, muối đổ vào chảo, vặn lửa to, đảo đều tay rồi bắc chảo xuống.

  1. Một số lưu ý khi chọn vải:

Nếu muốn món vải ngâm đường để được lâu, mẹ cần chọn vải tươi. Để chọn được những quả vải ngon, mẹ hãy lưu ý:

– Vỏ màu đỏ hồng hoặc đỏ. Trái tròn đều và gai nhẵn.

– Nên chọn chùm vải có phần cành và lá còn xanh, tươi và dính vào trái

– Nắn thử thấy trái vải hơi mềm, có độ đàn hồi tốt

– Mùi thơm nhẹ đặc trưng.

 

Đánh giá post