Bảo dưỡng máy giặt thường xuyên và đúng cách sẽ giúp cho máy vận hành ổn định, tăng tuổi thọ và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Cùng Minhaus tìm hiểu cách bảo dưỡng máy giặt đơn giản tại nhà trong bài viết dưới đây nhé.
Nội dung chính
Vì sao nên bảo dưỡng máy giặt định kỳ
Máy giặt sau một thời gian dài sử dụng sẽ tích tụ bụi vải, cặn bẩn trong lồng giặt, ống nước thải. Từ đó tạo ra môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh phát triển. Người dùng nên bảo dưỡng máy giặt định kỳ từ 12-18 tháng/ lần để:
- Tăng hiệu suất và hiệu quả làm sạch của máy giặt.
- Tăng cường tuổi thọ cho tiết bị.
- Đảm bảo an toàn cho người thân, hạn chế mắc các bệnh liên quan đến da liễu, hô hấp.
Dấu hiệu máy giặt cần được bảo dưỡng
Khi sử dụng máy giặt mà bắt gặp các trường hợp dưới đây thì bạn cần phải tiến hành bảo dưỡng máy giặt luôn nhé.
Máy giặt phát ra tiếng ồn lạ khi hoạt động
Khi bụi vải hoặc chất bẩn bám quá nhiều vào lồng giặt, bộ lọc, ống xả dẫn đến tình trạng máy giặt khi vận hành sẽ phát ra tiếng ồn lớn hơn bình thường, làm ảnh hưởng đến việc sinh hoạt hoặc học tập của các thành viên trong gia đình.
Hiệu suất giặt giũ giảm, quần áo không sạch như trước.
Nếu như sau mỗi lần giặt mà bạn thấy quần áo không được sạch như những lần giặt trước thì cũng là dấu hiệu cho thấy bạn cần bảo dưỡng máy giặt ngay. Bởi bụi bẩn, cặn vải bám trên máy giặt sẽ làm giảm hiệu quả làm sạch của máy.
Máy giặt rung lắc mạnh khi hoạt động
Máy rung lắc mạnh khi hoạt động có thể do máy mất cân bằng hoặc các bộ phận bên trong gặp vấn đề. Lúc này bạn cần kiểm tra tổng thể và điều chỉnh lại như ban đầu.
Máy có mùi hôi, ẩm mốc
Nguyên nhân của hiện tượng lồng giặt có mùi hôi, ẩm mốc này là độ ẩm trong lồng giặt cao, kết hợp với bụi bẩn khiến cho nấm mốc, vi khuẩn có điều kiện phát triển. Vệ sinh, bảo dưỡng máy giặt định kỳ sẽ giúp lồng giặt luôn sạch sẽ, ngăn chặn mùi hôi và ẩm mốc, khó chịu.
Thời gian giặt kéo dài hơn bình thường
Nếu thời gian giặt quần áo kéo dài hơn so với cài đặt ban đầu thì bạn cũng cần vệ sinh và bảo dưỡng thiết bị ngay. Có thể các linh kiện trong máy giặt đã gặp sự cố. Nếu không khắc phục kịp thời sẽ khiến tiêu tốn nhiều năng lượng mà quần áo vẫn không sạch.
Nước không được thoát ra hết sau mỗi lần giặt
Trong trường hợp bạn thấy nước thải sau mỗi lần giặt không thoát được ra ngoài hoặc thoát chậm thì có nghĩa là ống thoát nước đang bị tắc bởi cận bẩn hoặc xơ vải. Cũng có trường hợp nguyên nhân gây ra tình trạng này là do bơm nước trong máy bị hỏng. Bạn cần kiểm tra và bảo dưỡng máy giặt đồng bộ.
Nên tự bảo dưỡng máy giặt hay gọi dịch vụ bảo trì?
Bảo dưỡng máy giặt định kỳ là việc làm rất cần thiết. Nhưng để thực hiện được công việc này thì lại hoàn toàn không đơn giản. Nếu máy giặt chỉ gặp phải những sự cố đơn giản như vệ sinh lồng giặt để loại bỏ mùi hôi, ống xả nước bị gấp khúc, đầu lọc bị bẩn…thì có thể tự làm tại nhà.
Nhưng nếu máy giặt gặp những sự cố liên quan đến kỹ thuật phức tạp trong lồng máy, khoang chứa nước, dây curoa… thì bạn cần nhờ đến sự hỗ trợ của các thợ sửa chữa chuyên nghiệp.
Minhaus là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng máy giặt từ các thương hiệu Bosch, Miele, Siemens uy tín hiện nay. Nếu máy giặt nhà bạn gặp sự cố, bạn chưa định hình được phải làm gì tiếp theo, hãy liên hệ với Minhaus để được nhân viên tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm về các dòng máy giặt của Siemens, Miele và Bosch trên trang web của Minhaus, đây đều là những dòng sản phẩm đánh giá cao về chất lượng và hiệu suất.
Hướng dẫn chi tiết 6 bước bảo dưỡng máy giặt tại nhà
Khi cần bảo dưỡng máy giặt tại nhà, bạn cần thao tác theo những hướng dẫn cụ thể dưới đây:
Bước 1: Vệ Sinh Lồng Giặt
Vệ sinh lồng máy giặt được tiến hành theo trình tự sau:
- Trước hết, bạn kiểm tra toàn bộ lồng giặt, đảm bảo lồng hoàn toàn trống. Sau đó đổ những dung dịch có khả năng tẩy rửa như javel, giấm trắng, hỗn hợp baking soda hoặc các sản phẩm bột vệ sinh máy giặt và xả nước đầy lồng giặt.
- Sau khoảng 30 phút đến 1 tiếng ngâm dung dịch tẩy rửa bạn hãy khởi động chu trình giặt bình thường để làm sạch cặn bẩn bám trên lồng giặt.
Bước 2: Vệ Sinh Bên Ngoài Máy Giặt
Sau khi vệ sinh bên trong lồng giặt, bạn cũng cần vệ sinh sạch sẽ bề ngoài lồng giặt. Các bước vệ sinh cụ thể như sau:
- Trước tiên bạn hãy ngắt nguồn điện vào máy giặt để đảm bảo an toàn.
- Sau đó, bạn dùng khăn bông mềm hoặc miếng bọt biển sạch có thấm dung dịch tẩy rửa để lau nhẹ bề ngoài máy giặt. Chú ý không dùng vật sắc nhọn để loại bỏ những vết bẩn cứng đâu nhé.
Bước 3: Vệ Sinh Khoang Chứa Nước Giặt, Nước Xả Vải
Đầu tiên bạn nhẹ nhàng gỡ khay chứa nước giặt, nước xả vải ra khỏi máy giặt. Sau đó dùng bàn chải hoặc khăn bông mềm làm sạch từ từ và rửa sạch dưới vòi nước lạnh và ngâm trong thuốc tẩy trong khoảng 20 phút. Cuối cùng bạn rửa sạch và làm khô bằng cách sấy hoặc phơi dưới ánh nắng mặt trời.
Bước 4: Vệ Sinh Ống Xả Nước và Lọc Nước
Khi bảo dưỡng máy giặt không thể không vệ sinh ống xả nước và lọc nước. Các bước tiến hành như sau:
- Kiểm tra và làm sạch ống xả nếu thấy trong ống có tích tụ bụi bẩn hoặc vật gây cản trở lưu thông nước.
- Sau đó, bạn lắp lại ống xả như ban đầu. Nếu trường hợp ống xả đã quá cũ thì nên thay mới.
Bước 5: Kiểm Tra và Làm Sạch Van Cấp Nước
Vệ sinh van cấp nước để đảm bảo nguồn nước được cung cấp liên tục. Cách thực hiện khá đơn giản: Đầu tiên bạn khóa nguồn nước cấp cho máy giặt, mở ống dẫn nước và van ra để làm sạch van và khớp nối của ống với van. Bạn cũng đừng quên vệ sinh lưới lọc bên trong van để loại bỏ hết cặn bẩn.
Bước 6: Vệ Sinh Miếng Cao Su Máy Giặt (Đối với máy giặt có phần miếng cao su ở ngay cửa)
Khi vệ sinh và bảo dưỡng máy giặt bạn cũng không thể quên vệ sinh miếng cao su máy giặt. Cách vệ sinh rất đơn giản là dùng khăn ẩm đã được thấm dung dịch tẩy rửa và lau nhẹ nhàng toàn bộ khu vực này.
Những lưu ý cần nắm rõ khi bảo dưỡng máy giặt tại nhà
Bảo dưỡng máy giặt tại nhà không chỉ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động mà còn kéo dài tuổi thọ của thiết bị. Để bảo dưỡng máy giặt đúng cách, bạn cần nắm vững những lưu ý quan trọng sau đây.
Vệ sinh lồng giặt
Việc vệ sinh lồng giặt thường xuyên là một yếu tố quan trọng trong bảo dưỡng máy giặt. Tần suất vệ sinh phụ thuộc vào mức độ sử dụng máy, nhưng các chuyên gia khuyên bạn nên thực hiện việc này ít nhất mỗi tháng một lần. Vệ sinh lồng giặt giúp loại bỏ bụi bẩn và cặn bám, đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn và mùi hôi phát sinh.
- Cách thực hiện: Bạn có thể sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch lồng giặt, hoặc nếu máy có chế độ vệ sinh lồng giặt (Tub Clean), hãy tận dụng tính năng này để đạt hiệu quả tối ưu.
- Lợi ích: Việc vệ sinh giúp đảm bảo không gian giặt luôn sạch sẽ, tránh nhiễm mùi giữa các loại thực phẩm và giúp bảo quản quần áo hiệu quả hơn.
Kiểm tra dây curoa máy giặt
Sau một thời gian sử dụng, dây curoa của máy giặt có thể bị mòn, đứt hoặc giãn, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận hành của máy. Dây curoa không còn bền chắc sẽ dẫn đến việc máy hoạt động không ổn định và gây ra tiếng ồn khó chịu.
- Cách kiểm tra: Hãy kiểm tra dây curoa thường xuyên để phát hiện kịp thời các dấu hiệu hư hỏng. Nếu thấy dây curoa có vấn đề, bạn có thể tự thay thế hoặc liên hệ với nhân viên kỹ thuật để được xử lý.
- Lợi ích: Thay thế dây curoa kịp thời giúp máy giặt hoạt động ổn định và giảm thiểu tiếng ồn, nâng cao hiệu quả giặt.
Kiểm tra bộ phận xả
Bộ phận xả nước là một trong những bộ phận quan trọng trong quá trình vận hành của máy giặt. Nếu máy giặt không thể xả nước đúng cách hoặc xả nước liên tục, sẽ gây gián đoạn quá trình giặt và tốn điện năng.
- Cách kiểm tra: Hãy kiểm tra bộ phận xả nước khi máy giặt đang hoạt động. Nếu máy xả nước bình thường, bạn có thể tháo bộ phận này ra để vệ sinh sạch sẽ rồi lắp lại. Nếu gặp sự cố, như máy không xả nước hoặc xả liên tục, bạn cần liên hệ ngay với thợ sửa chữa chuyên nghiệp.
- Lợi ích: Kiểm tra và bảo dưỡng bộ phận xả nước giúp máy giặt duy trì hoạt động ổn định, tránh tắc nghẽn và sự cố không đáng có.
Kiểm tra tổng thể máy giặt
Ngoài việc kiểm tra các bộ phận cụ thể, bạn cũng cần kiểm tra tổng thể máy giặt để đảm bảo mọi thứ hoạt động trơn tru.
- Kiểm tra nguồn điện: Xem xét nguồn điện cấp cho máy có kết nối chắc chắn và không có dấu hiệu hư hỏng. Nếu dây điện có vấn đề, bạn cần thay thế ngay.
- Kiểm tra van cấp nước: Đảm bảo van cấp nước và ống nước không bị tắc nghẽn, xoắn hoặc bị lỏng. Kiểm tra kỹ các ống nối để tránh tình trạng rò rỉ nước trong quá trình sử dụng.
- Kiểm tra gioăng cao su: Gioăng cao su cửa máy giặt cũng cần được kiểm tra thường xuyên. Nếu bị hư hỏng hoặc lỏng, hãy thay thế để đảm bảo kín khít, tránh rò rỉ nước khi giặt.
- Kiểm tra tiếng ồn và rung lắc: Khi máy giặt đang vận hành, hãy chú ý đến tiếng ồn và độ rung. Nếu máy rung mạnh hoặc gây tiếng ồn lớn, bạn cần kiểm tra ngay để xác định nguyên nhân và khắc phục kịp thời.
Để biết thêm về kích thước máy giặt chuẩn và lựa chọn vị trí đặt máy giặt phù hợp, bạn có thể tham khảo bài viết Kích thước máy giặt chuẩn trên trang web của Minhaus. Những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn tối ưu hóa không gian và đảm bảo máy giặt hoạt động hiệu quả nhất.
Những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu được tại sao cần bảo dưỡng máy giặt định kỳ cũng như các bước bảo dưỡng thiết bị gia dụng này chi tiết, đơn giản tại nhà. Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình bảo dưỡng, vệ sinh, hoặc đang tìm kiếm một chiếc máy giặt chất lượng, hãy tham khảo Máy giặt Bosch – thương hiệu nổi bật với công nghệ tiên tiến và hiệu suất vượt trội. Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn cũng có thể liên hệ với Minhaus để được hỗ trợ kịp thời nhé.