Khi lựa chọn thiết bị nấu ăn không chỉ dựa vào tính năng mà còn phải cân nhắc đến hiệu quả tiết kiệm điện năng. Hai loại bếp phổ biến hiện nay là bếp từ và bếp hồng ngoại. Mỗi loại có những ưu điểm và nhược điểm riêng, nhưng câu hỏi lớn mà nhiều người tiêu dùng đặt ra là: “Bếp nào tiết kiệm điện hơn?” Bài viết sau của Minhaus sẽ giúp bạn so sánh bếp từ và hồng ngoại để xem loại bếp nào phù hợp với bạn hơn.
Nội dung chính
1. Các điểm khác nhau giữa bếp từ và bếp hồng ngoại
1.1 Khả năng tương thích
Bếp từ hoạt động dựa trên nguyên lý điện từ trường, vì thế chỉ có thể sử dụng các loại nồi, chảo có tính từ như nồi chảo gang, thép, inox, sắt,… trên bếp từ. Ngược lại, bếp hồng ngoại có thể sử dụng với mọi loại dụng cụ nấu từ nồi thủy tính, nồi đất vì chúng hoạt động không dựa vào từ tính.
1.2 Tốc độ và kỹ thuật nấu nướng
Bếp từ có hiệu suất nấu ăn cao, đạt khoảng 90 – 95%, cho phép đun sôi 1 lít nước trong khoảng 4 phút, rất phù hợp cho các món nấu nhanh như lẩu hay canh.
Bếp hồng ngoại lại có hiệu suất thấp hơn, khoảng 60 – 70%. Muốn đun sôi 1 lít nước bằng bếp hồng ngoại sẽ mất khoảng 7 phút. Do đó, bếp hồng ngoại hợp chế biến các món cần nhiệt độ ổn định hơn, như rim kho hay hầm.
1.3 Kiểu dáng, cách sử dụng
Bếp từ có mặt kính màu đen bóng, thiết kế hiện đại và sang trọng, che giấu các bộ phận tạo nhiệt bên dưới. Nhiều bếp từ có nút bấm và màn hình để điều chỉnh nhiệt độ chính xác, cùng núm xoay cho những ai thích cách sử dụng cổ điển.
Trong khi đó, mặt bếp hồng ngoại được làm bằng kính ceramic, khi nấu, bạn có thể nhìn thấy cuộn dây bên dưới. Bếp hồng ngoại có loại bằng nút bấm, có loại bằng núm xoay, đáp ứng sở thích và nhu cầu của người dùng.
1.4 Chăm sóc và bảo trì sản phẩm
Bảo trì bếp từ khá dễ dàng. Do nhiệt trực tiếp từ dụng cụ nấu, thức ăn bị đổ ít có khả năng cháy và cứng lại, giúp việc vệ sinh trở nên đơn giản hơn, nhất là khi bếp nguội nhanh sau khi nấu.
Bếp hồng ngoại cũng cần bảo trì và vệ sinh tương tự, nhưng cần chú ý hơn để tránh thức ăn bị cháy. Ngoài ra, cần cẩn thận để không làm trầy xước bề mặt khi di chuyển nồi và chảo nặng.
1.5 Nguyên lý hoạt động
Bếp từ hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ, tạo ra nhiệt trực tiếp trong đáy nồi mà không làm nóng mặt bếp. Còn bếp hồng ngoại sử dụng nguyên lý bức xạ nhiệt, làm nóng mặt bếp trước rồi mới truyền nhiệt xuống đáy nồi. Điều này dẫn đến việc tiêu hao nhiệt năng lớn hơn so với bếp từ.
2. So sánh bếp từ và bếp hồng ngoại: Ưu điểm và nhược điểm từng loại
2.1 Ưu điểm bếp từ
- Tiết kiệm điện: Bếp từ chuyển hóa đến 90% năng lượng điện thành nhiệt, vượt trội hơn so với bếp điện (74%) và bếp gas (40%). Nhờ sử dụng từ trường, bếp từ làm nóng đáy nồi trực tiếp, hạn chế mất nhiệt ra môi trường.
- Tiết kiệm thời gian nấu nướng: Thức ăn được làm nóng ngay lập tức trong 3 – 5 giây.
- Chức năng nấu đa dạng: Bếp từ có các chế độ nấu tự động như lẩu, chiên/xào, nấu nước, hầm/hấp, nấu súp và cháo.
- Thiết kế tinh tế: Bếp với kiểu dáng mỏng, gọn và hiện đại giúp nâng cao thẩm mỹ không gian bếp.
- An toàn khi sử dụng: Bếp được trang bị các tính năng thông minh như khóa trẻ em, tự động ngắt khi không sử dụng, chức năng chống tràn và cảnh báo nhiệt dư. Bề mặt bếp không nóng khi không có nồi, giảm nguy cơ bỏng.
- Thích hợp cho món nấu đơn giản: Với khả năng gia nhiệt nhanh (tối đa 300 độ C), bếp rất phù hợp cho các món canh, lẩu và soup.
- Điều khiển nhiệt độ dễ dàng: Bếp có màn hình cảm ứng nhạy hoặc các nút nhấn tiện lợi, kèm đèn LED hỗ trợ điều chỉnh trong điều kiện ánh sáng yếu.
- Dễ vệ sinh: Bề mặt kính phẳng giúp vệ sinh nhanh chóng chỉ với khăn mềm, giữ bếp luôn sạch sẽ.
- Độ bền cao: Bếp được làm từ kính Schott Ceran, Ceramic, chống trầy và chịu nhiệt lên đến 1000 độ C, đảm bảo tuổi thọ sản phẩm.
2.2 Nhược điểm bếp từ
- Giá thành cao: Chi phí mua bếp từ thường cao hơn bếp gas và bếp điện, giá thành sẽ tùy thuộc vào thương hiệu và chất lượng sản phẩm.
- Kén nồi: Bếp từ yêu cầu nồi có chất liệu từ tính (như gang, sắt, thép không gỉ), đòi hỏi bạn phải mua bộ nồi chuyên dụng nếu nồi đang sử dụng không có từ tính.
- Yêu cầu nguồn điện mạnh: Bếp từ cần nguồn điện ổn định để hoạt động hiệu quả. Nếu khu vực bạn sống hay mất điện, việc sử dụng bếp có thể gặp khó khăn.
- Dễ bị trầy xước: Bề mặt kính của bếp từ dễ bị trầy xước vì thế nên trong quá trình người sử phải cẩn thận.
2.3 Ưu điểm bếp hồng ngoại
- Tương thích với đa dạng dụng cụ nấu: Bạn có thể sử dụng nhiều loại nồi từ kim loại, gốm sứ đến đá mà không cần nồi có đáy từ tính như bếp từ, mang lại sự linh hoạt cao trong việc lựa chọn dụng cụ bếp.
- Phân phối nhiệt đều: Công nghệ hồng ngoại giúp bếp phân phối nhiệt đồng đều khắp đáy nồi, làm cho thức ăn chín đều và ngon hơn, giảm tình trạng cháy ngoài sống trong.
- Hiệu quả khi nấu nướng: Bếp hồng ngoại không nhanh bằng bếp từ nhưng cung cấp nhiệt độ ổn định, rất thích hợp cho các món cần nhiệt độ cao như canh, lẩu và súp. Bếp cũng phù hợp với những món cần thời gian nấu lâu như ninh, hầm, chiên, xào và có thể nướng thực phẩm trực tiếp trên mặt bếp.
- Thiết kế sang trọng, thanh lịch: Các mẫu bếp hồng ngoại hiện đại có thiết kế mỏng, làm tôn lên vẻ đẹp thẩm mỹ cho không gian bếp.
- Giá thành hợp lý: Bếp hồng ngoại có giá rẻ hơn bếp từ, trở thành lựa chọn phù hợp cho nhiều gia đình, đặc biệt với những gia đình có ngân sách hạn chế.
2.4 Nhược điểm bếp hồng ngoại
- Thời gian làm nóng lâu: Bếp mất nhiều thời gian hơn để làm nóng cả bếp và chảo, dẫn đến việc nấu nướng chậm.
- Tiêu thụ điện cao: Bếp hồng ngoại tốn điện hơn bếp từ do mất nhiệt trong quá trình truyền.
- Phân bố nhiệt không đều: Nhiệt có thể không phân bố đều, ảnh hưởng đến chất lượng nấu ăn ở các khu vực khác nhau.
- Bề mặt dễ trầy xước: Bề mặt kính của bếp hồng ngoài dễ trầy xước, vì thế cần cẩn thận, không để vật nhọn chạm vào mặt bếp.
3. Bếp từ hay bếp hồng ngoại tiết kiệm điện hơn?
Bếp từ và bếp hồng ngoại đều là những lựa chọn phổ biến trong nấu nướng hiện đại, nhưng khi xét về khả năng tiết kiệm điện, bếp từ vượt trội hơn hẳn.
- Bếp từ: Hiệu suất nấu nướng của bếp từ có thể đạt tới 90 – 96%, nghĩa là phần lớn nhiệt lượng được sử dụng trực tiếp để nấu chín thức ăn, chỉ khoảng 10% nhiệt bị thất thoát ra môi trường. Vì thế nên bếp từ đun sôi 1 lít nước chỉ mất khoảng 2 phút 24 giây, tiêu thụ khoảng 745 KJ.
- Bếp hồng ngoại: Ngược lại, bếp hồng ngoại chỉ đạt hiệu suất khoảng 60%. Do phải làm nóng mặt kính trước khi truyền nhiệt vào nồi, thời gian để đun sôi 1 lít nước trên bếp hồng ngoại mất đến 4 phút 58 giây, tiêu thụ khoảng 1120KJ.
4. Nên mua bếp từ hay bếp hồng ngoại?
Đối với gia đình trẻ và những người bận rộn, bếp từ và bếp hồng ngoại đều là lựa chọn tuyệt vời cho việc nấu nướng. Tuy nhiên, việc nên mua bếp từ hay bếp hồng ngoại sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng tài chính của gia đình.
Bếp hồng ngoại là giải pháp lý tưởng cho những người muốn tiết kiệm chi phí và tận dụng các nồi, chảo có sẵn trong gia đình. Vậy nếu bạn có nhu cầu chế biến các món nướng, không ngại gian bếp trở nên nóng khi nấu ăn, và thường xuyên nấu các món kho, rim, bếp hồng ngoại chắc chắn sẽ là lựa chọn thích hợp.
Ngược lại, nếu bạn có điều kiện kinh tế và sẵn sàng đầu tư vào các dụng cụ nấu nướng chuyên dụng, bếp từ sẽ là lựa chọn ưu việt hơn. Loại bếp này không chỉ giúp bạn nấu ăn nhanh chóng mà còn mang lại môi trường bếp mát mẻ và an toàn hơn cho người sử dụng.
Hy vọng qua bài so sánh bếp từ và bếp hồng ngoại, bạn đã hiểu thêm về 2 loại bếp này. Cả bếp từ và bếp hồng ngoại đều có những đặc điểm riêng biệt, nhưng nếu xét về khả năng tiết kiệm điện, bếp từ thường chiếm ưu thế hơn nhờ vào hiệu suất nấu nướng cao và khả năng kiểm soát nhiệt độ chính xác. Tuy nhiên, sự lựa chọn cuối cùng vẫn phụ thuộc vào nhu cầu và thói quen sử dụng của từng gia đình.