Máy làm sữa hạt đã trở thành một thiết bị không thể thiếu trong nhiều gia đình, giúp mang đến những ly sữa hạt thơm ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, không ít người gặp phải những sự cố khiến máy không hoạt động. Trong bài viết dưới đây, Minhaus sẽ chia sẻ cách sửa máy làm sữa hạt khi gặp các lỗi phổ biến hiệu quả ngay tại nhà.
Nội dung chính
Lỗi E1, E2, E3 – Lỗi Cảm Biến Nhiệt Và Hoạt Động Quá Tải
Các lỗi E1, E2, E3 là các lỗi thường gặp khi sử dụng máy làm sữa hạt. Khi gặp các lỗi này, máy sẽ hiển thị E1, E2 hoặc E3 nhấp nháy trên màn hình LED, kèm theo các tiếng tít tít. Nguyên nhân và cách khắc phục từng lỗi như sau.
Máy làm sữa hạt báo lỗi E1
Khi máy báo lỗi E1 sẽ có biểu hiện như sau: Máy không hoạt động khi bật, màn hình hiển thị lỗi E1 và phát ra tiếng kêu.
Nguyên nhân và cách khắc phục:
- Thiếu nước: Nếu cho hạt vào cối mà không cho nước rồi bật chế độ xay, máy sẽ ngắt và báo lỗi E1. Lúc này, bạn chỉ cần thêm 800 – 1000ml nước vào cối, chọn chức năng và bấm bắt đầu.
- Lắp ráp sai: Các bộ phận máy không lắp đúng khớp. Để khắc phục bạn cần kiểm tra và đảm bảo tất cả các bộ phận đã vào khớp chính xác trước khi bật máy.
Máy làm sữa hạt báo lỗi E2
Khi máy làm sữa hạt báo lỗi E2, máy sẽ không hoạt động, màn hình hiển thị nhấp nháy E2, đồng thời phát ra tiếng tít tít.
Nguyên nhân và cách khắc phục:
- Nắp không chặt: Quên đậy nắp hoặc nắp chưa khớp sẽ gây ra lỗi E2. Cách khắc phục rất đơn giản, bạn hãy đảm bảo nắp đã đóng chặt với cối xay trước khi chọn chức năng và bấm xay.
- Mâm nhiệt ướt: Mâm nhiệt bị dính nước trong quá trình vệ sinh dẫn đến truyền nhiệt kém, không ổn định. Khi bị tình trạng này, bạn hãy thá oốc, sấy khô linh kiện, lắp lại, rồi cho các nguyên liệu vào, bật nguồn là máy hoạt động trở lại.
Máy làm sữa hạt báo lỗi E3
Sau khi bạn cho các nguyên liệu và nước vào, bật máy, chọn chức năng nhưng máy lại báo lỗi E3 nhấp nháy trên màn hình cùng với âm thanh tít kéo dài, rất có thể lúc này máy đã bị cạn nước, hỏng cảm biến nhiệt hoặc bị quá tải.
Nguyên nhân và cách khắc phục:
- Cối xay cạn nước hoặc hỏng cảm biến nhiệt: Để sửa máy làm sữa hạt báo lỗi E3 do nguyên nhân trên, bạn làm theo các bước sau: lấy cối ra, thêm nước lạnh để giảm nhiệt, lắp lại vào mâm nhiệt và bật máy. Còn nếu bị hỏng cảm biến, bạn hãy mang ra các cửa hàng sửa chữa để thay mới.
- Quá tải thực phẩm: Khi bạn cho quá nhiều nguyên liệu, mâm nhiệt nóng lên sẽ báo lỗi E3. Lúc này bạn hãy rút điện, để máy nguội hẳn, cho bớt nguyên liệu ra, sau đó bật lại để sử dụng.
Để hạn chế các lỗi thường gặp và tối ưu hóa độ bền của máy làm sữa hạt, việc lựa chọn một sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng là rất quan trọng. Bạn có thể tham khảo thêm kinh nghiệm mua máy làm sữa hạt để chọn được sản phẩm chất lượng, giảm thiểu các rủi ro trong quá trình sử dụng.
Máy Không Lên Điện
Một trong những lỗi khá phổ biến trong khi sử dụng máy nấu sữa hạt là máy cắm điện nhưng không hoạt động. Để sửa máy làm sữa hạt khi gặp tình trạng này, trước tiên bạn cần xác định nguyên nhân vì sao máy không lên điện.
Nguyên nhân:
- Khớp nối không chặt hoặc lắp sai vị trí các bộ phận.
- Nguyên liệu như sữa, đường,… đóng cặn dưới đáy cối, khi gặp nhiệt cao thì cháy, làm cho máy tự động ngắt điện.
- Nắp không đóng chặt với cối thủy tinh nên máy không lên điện và dừng đột ngột.
Cách khắc phục:
- Kiểm tra khớp nối và đảm bảo lắp đúng vị trí các bộ phận trước khi cắm điện, đặc biệt lưu ý nắp máy phải đóng đúng khớp.
- Hòa tan nguyên liệu như đường với sữa trước khi đổ vào cối.
Sữa Bị Trào Ra Ngoài Khi Nấu
Sữa bị trào ra ngoài khi nấu chủ yếu là do bạn đã cho quá nhiều nước hoặc nguyên liệu vào trong cối. Khi máy làm sữa hạt chạy, đẩy sữa và các nguyên liệu lên khiến chúng tràn ra ngoài.
Cách khắc phục: Cho đúng lượng nước và nguyên liệu mà nhà sản xuất đã hướng dẫn mỗi khi nấu. Tỷ lệ nước và nguyên liệu tốt nhất là 1,2 – 1,4 lít nước với 0,8 gram hạt đã ngâm. Với những loại đậu nở nhiều hơn thì cho ít hạt và ít nước hơn.
Nút Cảm Ứng Không Hoạt Động
Nếu đã sử dụng máy làm sữa hạt lâu, nhưng đến một ngày nút cảm ứng không hoạt động. Điều này có thể do bề mặt màn hình điều khiển bị bám bẩn hoặc dính nước nên nút cảm ứng không nhận.
Cách khắc phục: Sử dụng khăn ẩm, làm sạch bề mặt màn hình điều khiển của máy làm sữa hạt.
Cối Xay Bị Nứt Hoặc Vỡ
Cối xay máy làm sữa hạt thường làm từ nhựa ABS hoặc thủy tinh chịu nhiệt vì thế nên hiếm khi nứt vỡ. Nếu cối xay bị nứt hoặc vỡ có thể do các nguyên nhân sau.
Nguyên nhân:
- Rơi từ trên cao hoặc va đập mạnh khi vệ sinh.
- Để quên vật cứng trong cối khi xay như như thìa, đinh, ốc vít,…
Cách khắc phục: Dừng sử dụng và mang máy đến nơi bán để bảo hành và thay cối mới.
Hy vọng những hướng dẫn trong bài viết của Minhaus trên sẽ giúp bạn biết được máy của mình bị lỗi gì và cách sửa máy làm sữa hạt khi gặp các lỗi này. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc sửa chữa, đừng ngần ngại liên hệ với các dịch vụ sửa chữa chuyên nghiệp để được hỗ trợ kịp thời.