Hầu hết gia đình Việt hiện nay sử dụng bếp từ thay cho bếp ga vì độ an toàn cao hon, hạn chế xảy ra cháy nổ. Tuy nhiên nhược điểm của việc sử dụng bếp từ chính là không phải loại nồi nào cũng có thể sử dụng được. Hãy cùng Minhaus tìm hiểu tại sao bếp từ kén nồi và các loại nồi dùng được trên bếp từ trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính
1. Tại sao bếp từ kén nồi?
Không phải loại nồi hoặc chảo nào cũng sử dụng được trên bếp từ. Vì sao vậy? Câu trả lời là do nguyên lý hoạt động của bếp từ.
Bếp từ hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng dòng điện Fu-cô (Foucault). Khi bếp hoạt động, dòng điện chạy qua cuộn dây đồng tạo ra từ trường với phạm vi khoảng vài milimet trên bề mặt bếp.
Nếu đặt nồi làm từ chất liệu nhiễm từ vào vùng nấu, đáy nồi sẽ bị tác động bởi từ trường, khiến các phân tử trong nồi dao động mạnh, sinh ra nhiệt. Vì vậy, bạn cần sử dụng nồi nấu từ chất liệu nhiễm từ hoặc có đáy nhiễm từ để nguyên lý này hoạt động và tạo ra nhiệt khi nấu.
Khi bếp từ hoạt động, nhiệt lượng tập trung chủ yếu vào đáy nồi để nấu chín thức ăn, ít gây ảnh hưởng đến bề mặt kính và hạn chế thất thoát ra ngoài. Lượng điện năng chuyển hóa thành nhiệt có thể lên tới 80% – 96%, nên bếp từ được coi là thiết bị có hiệu suất tỏa nhiệt cao, rất tiết kiệm điện.
2. Các loại nồi có thể dùng cho bếp từ
Như đã nói ở trên, bếp từ rất kén nồi và không phải loại nào cũng dùng được bếp từ. Nếu bếp bạn đang sử dụng là bếp từ thì hãy sắm các loại nồi dưới đây:
Nồi thép không gỉ
Nồi thép không gỉ hay nồi inox có khả năng dẫn từ vì chúng có chứa sắt và có cấu trúc tinh thể ferit hoặc mactenxit. Nếu phần lớn là austenit, thép không gỉ sẽ không có từ tính. Trên thị trường, các loại thép không gỉ dẫn từ được ký hiệu là: 409, 430, 439, 410, 420, 440 và 2205. Bạn có thể dựa vào các mã này để nhận biết nồi thép không gỉ phù hợp cho bếp từ.
Nồi gang
Gang là chất liệu có từ tính mạnh do chứa nhiều carbon và sắt, trong đó sắt có tính từ cao. Do đó, gang hoàn toàn tương thích với bếp từ, bắt từ chuẩn và đều hơn nhiều so với dụng cụ nấu bằng inox hay thép. Tuy nhiên, nồi gang nặng, vì vậy cần kiểm tra khả năng chịu trọng lượng của bề mặt kính bếp từ để chọn sản phẩm phù hợp.
Nồi nhôm hoặc đồng có phủ lớp từ tính
Nồi nhôm hoặc đồng thường nhẹ và dẫn nhiệt tốt, nhưng để sử dụng trên bếp từ, chúng cần có lớp đáy bằng thép không gỉ nhiễm từ. Lớp này giúp nồi phản ứng với bếp từ một cách hiệu quả
Nồi sắt
Sắt có từ tính mạnh nhờ chứa nhiều miền từ và kim nam châm nhỏ, vì vậy nồi có lớp ngoài bằng sắt có thể sử dụng trên bếp từ. Sắt bắt từ nhanh và mạnh hơn so với inox hay gang, giúp nồi dẫn từ và nhiệt nhanh hơn, từ đó tiết kiệm thời gian nấu nướng.
Ngoài việc sử dụng nồi trên bếp từ, nhiều người thắc mắc liệu các loại nồi này có dùng được trên bếp gas không. Bạn có thể tham khảo bài viết Nồi bếp từ có nấu được bếp ga không? để có thêm thông tin chi tiết
3. Các loại nồi không phù hợp với bếp từ
Để đảm bảo tuổi thọ của bếp cũng như hạn chế tình trạng mua nồi về nhưng không dùng được vì bếp từ không nhận nồi, bạn không nên mua những loại nồi sau:
- Nồi nhôm nguyên chất: Nồi nhôm không có tính từ nên không thể tạo ra nhiệt khi đặt trên bếp từ. Việc sử dụng nồi nhôm sẽ dẫn đến việc thực phẩm không được nấu chín và tốn điện năng.
- Nồi đồng: Tương tự như nồi nhôm, nồi đồng cũng không có khả năng dẫn từ, do đó không thể tương tác với từ trường của bếp từ để sinh nhiệt. Sử dụng nồi đồng trên bếp từ sẽ không hiệu quả trong việc nấu ăn.
- Nồi đất và thủy tinh: Cả hai loại nồi này cũng không phù hợp với bếp từ. Nồi đất không có tính dẫn từ và thường dễ bị nứt hoặc vỡ khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Nồi thủy tinh cũng không thể tạo ra nhiệt do không tương tác với từ trường, dẫn đến việc thời gian nấu kéo dài và hiệu suất kém.
4. Cách nhận biết nồi dùng được cho bếp từ
Để nhận biết nồi nào có thể sử dụng cho bếp từ, bạn có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản và hiệu quả dưới đây:
- Sử dụng nam châm: Cách đơn giản nhất là dùng một thỏi nam châm. Đặt nam châm sát vào đáy nồi. Nếu nam châm hút vào đáy nồi, điều đó có nghĩa là nồi có khả năng nhiễm từ và có thể sử dụng trên bếp từ. Ngược lại, nếu nam châm không hút, nồi đó không phù hợp với bếp từ.
- Kiểm tra dấu hiệu Induction: Kiểm tra xem dưới đáy nồi có dấu hiệu “induction” hoặc biểu tượng lò xo hay không. Những dấu hiệu này thường được in rõ ràng trên đáy nồi hoặc trên tem sản phẩm. Nếu có, nồi đó chắc chắn có thể sử dụng cho bếp từ.
- Ký hiệu trên sản phẩm: Ngoài dấu hiệu induction, bạn cũng nên tìm kiếm các ký hiệu khác như hình lò xo nằm ngang dưới đáy nồi, đây là một trong những biểu tượng phổ biến cho các sản phẩm dùng được với bếp từ.
5. Lưu ý khi chọn các loại nồi dùng cho bếp từ
Khi lựa chọn nồi dùng cho bếp từ, ngoài việc chọn đúng nồi để bếp nhận nồi, bạn cần lưu ý một số điều sau để bếp hoạt động tốt, bền lâu:
- Lựa chọn nồi có đáy phẳng và dày để tăng diện tích tiếp xúc với mặt bếp, giúp truyền nhiệt nhanh chóng và hiệu quả hơn.
- Kích thước đáy nồi cần phải vừa vặn với vùng nấu của bếp từ để tối ưu hóa hiệu suất hoạt động.
- Hạn chế dùng nồi có đáy gờ vì sẽ giảm khả năng tương thích với bếp từ do tiếp xúc ít, nên hạn chế chọn loại này.
- Nên chọn các thương hiệu nổi tiếng như Elmich, T-Fal, hoặc Sunhouse,….
Hy vọng bài viết trên của Minhaus đã giúp bạn đọc biết được tại sao bếp từ kén nồi và các loại nồi nên, không nên dùng trên bếp từ. Chọn lựa nồi cho bếp từ không chỉ đơn thuần là một yếu tố thẩm mỹ hay sở thích cá nhân, mà còn liên quan mật thiết đến hiệu suất nấu ăn và an toàn trong quá trình sử dụng. Hiểu rõ về các loại nồi có thể dùng cho bếp từ sẽ giúp bạn nâng cao trải nghiệm nấu nướng của mình.